RỐI LOẠN THÁCH THỨC CHỐNG ĐỐI (ODD)

Ước tính tỷ lệ hiện mắc của Rối loạn Thách thức chống đối rất khác nhau do tiêu chuẩn chẩn đoán mang tính chủ quan; tỷ lệ mắc ở trẻ em và thanh thiếu niên có thể lên tới 15%. Trước tuổi dậy thì, trẻ nam bị ảnh hưởng nhiều hơn trẻ nữ; sau tuổi dậy thì, sự khác biệt thu hẹp.

Trẻ em mắc Rối loạn Thách thức chống đối có các hành vi thường xuyên hoặc dai dẳng tiêu cực, thách thức, hoặc thậm chí thù địch hướng đến các nhân vật có thẩm quyền. Rối loạn này mang đặc trưng của các cá nhân có đặc điểm khó chịu và thách thức.

Ước tính tỷ lệ hiện mắc của Rối loạn Thách thức chống đối rất khác nhau do tiêu chuẩn chẩn đoán mang tính chủ quan; tỷ lệ mắc ở trẻ em và thanh thiếu niên có thể lên tới 15%. Trước tuổi dậy thì, trẻ nam bị ảnh hưởng nhiều hơn trẻ nữ; sau tuổi dậy thì, sự khác biệt thu hẹp.

Nguyên nhân của Rối loạn Thách thức chống đối là không rõ, nhưng có lẽ là phổ biến nhất là trẻ em từ các gia đình, trong đó người lớn tham gia vào xung đột lớn, tranh cãi, mâu thuẫn giữa các cá nhân.

Triệu chứng và dấu hiệu

Những hành động trẻ mắc Rối loạn Thách thức chống đối thường có:

– Liên tục bị mất bình tĩnh một cách dễ dàng

– Hay tranh cãi với người lớn

– Thách thức người lớn

– Từ chối tuân thủ các quy tắc

– Cố ý làm phiền người khác

– Đổ lỗi cho những người khác về những sai lầm của mình hoặc các hành vi sai trái

– Dễ bực mình và tức giận

– Có thái độ hằn học hoặc thù oán

Nhiều trẻ em mắc ODD cũng thiếu những kỹ năng xã hội thích hợp để quản lý cảm xúc và hành vi của bản thân.

Chẩn đoán

Một mẫu thức của khí sắc giận dữ/ cáu kỉnh, hành vi tranh cãi/ thách thức, hoặc sự trả thù, kéo dài ít nhất 6 tháng, thể hiện qua ≥ 4 các triệu chứng sau, trong tương tác đối với ít nhất một cá nhân khác không phải anh/ chị/ em họ hàng.

* Khí sắc giận dữ/ cáu kỉnh:

    1. Thường mất bình tĩnh;
    2. Thường nhạy cảm, dễ trở nên khó chịu;
    3. Thường giận dữ và bực bội;

* Hành vi tranh cãi/ thách thức:

    1. Thường tranh cãi với những người có quyền hơn (với trẻ em hoặc thanh thiếu niên, tranh cãi với người lớn);
    2. Thường chủ động thách thức hoặc từ chối tuân thủ các yêu cầu từ các nguyên tắc hoặc từ người có quyền hơn;
    3. Thường cố ý làm phiền người khác;
    4. Thường đổ lỗi cho người khác cho tội lỗi hoặc hành vi sai trái của bản thân;

* Sự trả thù:

    1. Thể hiện sự cay nghiệt hoặc thù hận ít nhất 2 lần trong vòng 6 tháng vừa qua.

Những hành vi trên diễn ra một cách dai dẳng và thường xuyên, tách biệt với những hành vi nằm trong giới hạn phạm vi “bình thường”.

Điều trị

Liệu pháp hành vi: Sử dụng các chương trình thay đổi hành vi dựa trên thưởng – phạt để thay thế các hành vi không phù hợp của trẻ thành hành vi mong muốn và phù hợp về mặt xã hội.

Kết hợp thuốc: Đôi khi kết hợp sử dụng các loại thuốc dùng điều trị trầm cảm hoặc lo âu có thể có lợi.

Nguồn: MSD Manual