RỐI LOẠN NHÂN CÁCH

Rối loạn nhân cách (RLNC) tồn tại khi những mẫu thức nhân cách trở nên cứng nhắc, kém thích nghi và làm suy giảm những chức năng sống cơ bản (như công việc, tương tác xã hội,…). Những điều này có thể gây khó chịu đáng kể đối với người có RLNC và những người xung quanh họ. Tuy nhiên, khác với những người khác tìm kiếm đến sự hỗ trợ tâm lý, người có rối loạn nhân cách thường có những đau khổ do hậu quả của hành vi kém thích nghi xã hội của họ, hơn là do những sự khó khăn với suy nghĩ hay cảm xúc của chính họ. Do đó, nhà lâm sàng trước tiên cần giúp người có RLNC nhận thức được rằng đặc tính nhân cách của họ là gốc rễ của các vấn đề.

Tóm tắt về RLNC:

– Bao gồm các tính cách cứng nhắc, không thích nghi, gây ra tình trạng đau khổ đáng kể hoặc suy giảm các chức năng xã hội, công việc, chức năng tương tác giữa các cá nhân

– Điều trị chỉ trở nên hiệu quả sau khi người mắc nhận thức được vấn đề của họ nằm ở bên trong chính họ, không chỉ do các nguyên nhân bên ngoài

– Phương pháp điều trị chính, là liệu pháp tâm lý

– Thuốc chỉ giúp kiểm soát các triệu chứng cụ thể trong các trường hợp chọn lọc

– Rối loạn nhân cách thường không tự thay đổi, nhưng nhiều rối loạn có thể dần trở nên ít nghiêm trọng theo thời gian.

Nhân cách đại diện cho các mẫu thức trong suy nghĩ, nhận thức, cách phản ứng và các mối quan hệ, có tính chất tương đối ổn định theo thời gian.

Rối loạn nhân cách (RLNC) tồn tại khi những mẫu thức nhân cách trở nên cứng nhắc, kém thích nghi và làm suy giảm những chức năng sống cơ bản (như công việc, tương tác xã hội,…). Những điều này có thể gây khó chịu đáng kể đối với người có RLNC và những người xung quanh họ.

Tuy nhiên, khác với những người khác tìm kiếm đến sự hỗ trợ tâm lý, người có rối loạn nhân cách thường có những đau khổ do hậu quả của hành vi kém thích nghi xã hội của họ, hơn là do những sự khó khăn với suy nghĩ hay cảm xúc của chính họ. Do đó, nhà lâm sàng trước tiên cần giúp người có RLNC nhận thức được rằng đặc tính nhân cách của họ là gốc rễ của các vấn đề.

Khởi phát

RLNC thường bắt đầu trở nên rõ ràng trong giai đoạn muộn ở tuổi vị thành niên, hoặc đầu giai đoạn tuổi người lớn. Nhìn chung, không có sự khác biệt rõ ràng về giới tính, tầng lớp kinh tế xã hội và chủng tộc trong tỉ lệ mắc RLNC. Đối với hầu hết các RLNC, tỉ lệ di truyền là khoảng 50%, tỉ lệ này đi ngược lại giả thuyết chung rằng các RLNC là những khiếm khuyết về nhân cách chủ yếu hình thành do môi trường bất lợi.

Phân loại:

Theo Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê các loại Rối loạn tâm thần, tái bản lần 5 (DSM-V), được Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ xuất bản, RLNC được liệt kê với 10 loại riêng biệt, được chia thành 3 nhóm chính:

Nhóm A:

– RLNC Hoang tưởng

– RLNC Phân liệt

– RLNC Dạng phân liệt

Nhóm B:

– RLNC Chống đối xã hội

– RLNC Ranh giới

– RLNC Kịch tính

– RLNC Ái kỷ

Nhóm C:

– RLNC Né tránh

– RLNC Phụ thuộc

– RLNC Ám ảnh nghi thức

Chẩn đoán:

Cùng với những tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng theo DSM-V, và những công cụ chẩn đoán khác, để được chẩn đoán RLNC, còn đòi hỏi những điều kiện sau:

– Có một hình thái dai dẳng, không có tính mềm dẻo, ảnh hưởng đến các đặc tính không thích nghi liên quan đến ≥ 2 trong số những lĩnh vực sau: nhận thức (các cách nhận thức, giải thích về bản thân, người khác và các sự kiện), khả năng cảm xúc, chức năng tương tác cá nhân, và kiểm soát xung động.

– Có sự khó chịu hoặc suy giảm chức năng đáng kể là kết quả từ tình thái không thích nghi

– Các triệu chứng ổn định tương đối và khởi phát sớm từ tuổi vị thành niên hoặc giai đoạn đầu trưởng thành.

– Vì những người có RLNC thường thiếu sự thấu hiểu về khó khăn của chính họ, nên nhà lâm sàng có thể cần tìm hiểu thêm từ tiền sử điều trị trước đây của thân chủ, các thành viên trong gia đình, hoặc bạn bè, những người thân khác có liên hệ với họ.

Tâm lý trị liệu: là phương pháp hiệu quả nhất đối với các RLNC. Cả trị liệu cá nhân và trị liệu nhóm đều có hiệu quả đối với nhiều loại RLNC nếu thân chủ tự tìm kiếm sự hỗ trợ và có động cơ để thay đổi.

Thông thường, RLNC ít thật sự đáp ứng với thuốc, mặc dù một số loại thuốc có thể nhắm đến việc làm giảm các triệu chứng cụ thể (ví dụ: trầm cảm, lo âu).

Điều trị:

Tâm lý trị liệu: là phương pháp hiệu quả nhất đối với các RLNC. Cả trị liệu cá nhân và trị liệu nhóm đều có hiệu quả đối với nhiều loại RLNC nếu thân chủ tự tìm kiếm sự hỗ trợ và có động cơ để thay đổi. Thông thường, RLNC ít thật sự đáp ứng với thuốc, mặc dù một số loại thuốc có thể nhắm đến việc làm giảm các triệu chứng cụ thể (ví dụ: trầm cảm, lo âu).

Nguyên tắc điều trị chung của RLNC, là nhằm mục đích:

– Giảm bớt những khó chịu chủ quan: (ví dụ: lo âu, trầm cảm) là mục tiêu đầu tiên, thường giúp đưa người mắc RLNC ra khỏi các tình huống căng thẳng hoặc các mối quan hệ căng thẳng. Việc giảm căng thẳng giúp tiến trình điều trị các rối loạn nhân cách bên dưới thuận lợi hơn.

– Giúp thân chủ nhận thức được vấn đề nằm ở bên trong họ: là mục tiêu cần được thực hiện sớm. Để đạt được điều này cần có nhiều thời gian, sự kiên nhẫn và cam kết đáng kể, trong khi đó nhà lâm sàng cũng cần hiểu về sự nhạy cảm trong cảm xúc của thân chủ.

– Giảm các hành vi không thích nghi và không mong muốn: (ví dụ: thiếu thận trọng, cô lập xã hội, thiếu quyết đoán, dễ tức giận, bùng nổ) là mục tiêu quan trọng đối với những người có RLNC, để giảm thiểu ảnh hưởng của chúng đến đời sống, công việc và các mối quan hệ hiện tại.

– Điều chỉnh các đặc tính nhân cách có vấn đề: (ví dụ: phụ thuộc, thiếu tin tưởng, kiêu ngạo, thao túng) là mục tiêu mất nhiều thời gian, thậm chí có thể kéo dài nhiều năm.