XỬ LÝ KHI TRẺ CÓ HÀNH VI ĂN VẠ

Chắc hẳn cha mẹ nào cũng đã rơi vào tình huống bé đang vui vẻ đột nhiên gào khóc đến khản cổ vì những lý do lãng xẹt.

1. Gia đình luôn bên nhau. Ngay từ sớm, dạy cho con bạn rằng gia đình là luôn hỗ trợ lẫn nhau, có nghĩa là tất cả mọi người đều sẵn sàng giúp đỡ. Ngay cả một đứa trẻ có thể học cách “giúp” bạn nhấc bé lên bằng cách đưa tay ra. Vì vậy sự sum họp đầy đủ của tất cả các thành viên sẽ giúp trẻ tự tin, vui vẻ và hòa nhã hơn.

2. Tôn trọng lẫn nhau. Một trong những điều phổ biến nhất mà cha mẹ với con cái phàn nàn về nhau là “Cha mẹ/ con không lắng nghe gì cả. Ví dụ, khi con bạn cố gắng nói cho bạn biết điều gì đó, dừng những gì bạn đang làm, tập trung sự chú ý của bạn, và lắng nghe. Sau đó, bạn có thể yêu cầu điều tương tự từ trẻ.

3. Phải nhất quán. Đâu là cách tốt nhất để nuôi dưỡng một đứa trẻ mạnh mẽ về mặt tinh thần? Hãy nhất quán và kiên định trong các quy tắc. Kể cả nếu bạn chỉ yêu cầu một việc nhà, thì con bạn sẽ trở nên ngoan hơn. “Kiên định và nhất quán dạy con bạn rằng bạn yêu trẻ và mong đợi cách cư xử có trách nhiệm từ trẻ.” Nếu mẹ/ông/ba đưa ra một nguyên tắc thì cả nhà cùng phải thực hiện nguyên tắc đấy, không nên mỗi người thực hiện một kiểu sẽ làm trẻ khó hành xử và sẽ lựa cách để ứng xử với từng người. Nếu trẻ không chịu tới trường, ba kiên quyết yêu cầu trẻ đi thì tất cả các thành viên trong gai đình nên ủng hộ ba, không ai nói thêm hay xin xỏ cho trẻ.

Cuộc sống không phải lúc nào cũng công bằng. Một vài chuyên gia nói rằng chúng ta rất sợ làm trẻ thất vọng hoặc làm chúng lo lắng. “Nếu một đứa trẻ không bao giờ trải qua nỗi đau của sự thất vọng – như phải chia sẻ đồ chơi hoặc đợi đến lượt của mình – hoặc nếu trẻ không bao giờ buồn hay thất vọng, trẻ sẽ không phát triển các kỹ năng tâm lý rất quan trọng cho hạnh phúc tương lai của trẻ”.

4. Nhấn mạnh vào các điểm tốt

Điều này rất dễ dàng. Nói với con bạn khi bạn thích cái cách trẻ hành xử, chứ không phải chỉ lên giọng khi trẻ đang làm gì đó sai trái. Cần thực hành một chút để có được thói quen khen thưởng hành vi tốt hơn là trừng phạt hành vi xấu, nhưng cuối cùng thì điều này rất có hiệu quả.

Ví dụ thực tế: Nếu trẻ mè nheo ăn vạ không chịu đến trường, nhưng ngày hôm sau khóc lóc ít hơn ngày hôm trước hoặc hành vi la hét giảm hơn so với các ngày trước thì nên khen ngợi trẻ “ Mẹ rất mừng vì hôm nay con đã biết khóc ít hơn ngày hôm qua và chấp nhận vào lớp.. Mẹ yêu con!” Sau đó, các thành viên trong gai đình hãy nhấn mạnh vào hành vi tốt đó của trẻ trong ngày để trẻ hiểu được người lớn rất thích hành vi đó của trẻ và trẻ sẽ được yêu quý nhiều hơn nếu lặp lại hành vi đó.

5. Kiểm soát cơn giận dữ

Hãy kiểm soát cơn giận dữ của bạn khi trẻ ăn vạ, la hét không chịu tới trường. Có phụ huynh đã đánh trẻ, mắng trẻ trước mặt cô giáo và các bạn, có người đưa trẻ lên gặp công an để dọa dẫm…. tất cả những cách làm đó đều không mang lại hiệu quả mà sẽ làm trẻ lì lợm hơn, thi gan hơn và tổn thương. Hãy bình tĩnh bế trẻ, ôm trẻ, vuốt ve trẻ để trẻ bình tĩnh lại rồi giải thích cho trẻ, cố gắng không tranh cãi với trẻ khi trẻ đang la hét khóc lóc, nếu trẻ mãi không ngừng khóc thì hãy phớt lờ trẻ cho đến khi trẻ ngừng khóc hẳn hoặc để trẻ ngồi một góc rồi nhờ giáo viên chủ nhiệm đưa trẻ vào lớp khi trẻ đã đỡ hơn

6. Phương pháp “tạm lắng”

”Tạm lắng” là một trong những hình thức kỷ luật tốt nhất, nó vừa giúp chúng ta kiểm soát cơn tức giận của bản thân, vừa giúp trẻ bình tĩnh trở lại. Hãy chọn một góc phòng, một góc sân, hành lang ( nếu ở trường) đưa trẻ tới đó cho đến khi trẻ dừng khóc lóc. Trong thời gian đó, tốt nhất là không nên nói chuyện, khuyên nhủ, đánh mắng trẻ, nhìn trẻ hay biểu lộ cảm xúc, hãy phớt lờ chủ động ( làm việc của mình nhưng vẫn để ý đến trẻ), nếu trẻ giãy dụa, đập tay đạp chân thì nên ôm trẻ trong góc cho đến khi hành vi đó dừng hẳn ( giáo viên nên làm nếu ở trường). Sau khi trẻ bình tĩnh, giảm khóc lóc thì chúng ta sẽ khen trẻ “ Mẹ/ cô rất vui vì con đã nín khóc rồi” rồi đưa trẻ ra khỏi phòng/góc và nói chuyện với trẻ.

7. Thưởng “ngược”

Tham khảo giáo viên ở mọi nơi đều có câu trả lời: trẻ em có phản ứng tốt hơn đối với sự ủng hộ hơn là với sự chỉ trích và trừng phạt. Và chúng cũng thích những lịch trình và kỳ vọng rõ ràng. Các bậc cha mẹ nên tận dụng lợi thế của tính cách này bằng cách thiết lập một hệ thống khen thưởng. Bạn có thể làm cho hệ thống này thậm chí còn hiệu quả hơn bằng cách đảo ngược các quy tắc thông thường, đó là thay vì trao phần thưởng cho hành vi tốt, thì hãy không trao phần thưởng nếu bé có các hành vi xấu. Có thể thiết kế bảng như sau

Hành vi Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Chủ nhật
1. Khóc 5- 10 phút trước khi đi học *
2. Đến trường không khóc nhưng cần nhắc nhở nhiều **
3. Tự giác, vui vẻ đến trường ***

* Ghi chú:

  • Đánh dấu hành vi: Hành vi 1 được thực hiện trẻ được đánh dấu 1 dấu *, hành vi 2 được thực hiện trẻ được đánh dấu 2 dấu *, hành vi 3 được thực hiện trẻ được đánh dấu 3 dấu *
  • Đổi quà: Tổng hợp các món quà trẻ yêu thích và tiến hành đổi quà cho trẻ vào cuối tuần
    • 5-10 sao: Quà màu đỏ
    • 11- 20 sao: quà màu vàng
    • 20-30 sao: quà màu xanh

Đây là cách tạo động cơ, hứng thú cho trẻ trong mọi việc, phụ huynh cẫn kiên trì thực hiên và nhớ đổi quà cho trẻ hàng tuần.

8. Dạy cho trẻ về hậu quả

Chúng ta muốn con cái của chúng ta có những lựa chọn đúng thì chúng ta phải đưa kèm cho chúng những hệ quả: Nếu…thì…… và kiên quyết làm theo những hậu quả mà chúng ta đã cảnh báo trẻ, trẻ sẽ mất đi rất nhiều quyền lợi nếu chúng ở nhà, chúng sẽ rất chán vì chẳng biết làm gì, không có ai chơi….. và chúng sẽ chọn việc tới trường với nhiều lợi ích hơn

Ví dụ: Nếu con tới trường thì con sẽ được tham gia vào hệ thống thưởng và làm những việc con yêu thích. Nếu con không đến trường thì con sẽ không được xem ti vi , không được ra ngoài chơi anh/chị, mất các quyền lợi khác.