KỸ THUẬT BẢO VỆ AN TOÀN CHO TRẺ

1. Bảo vệ trẻ trước đồ vật gây hại

Với các loại đồ chơi có màu sắc, âm thanh sống động hoặc các loại đồ ăn có hương vị thơm và ngọt có khả năng hấp dẫn trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ. Đó có thể là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến những tình huống nguy hiểm xảy ra với trẻ. Bảo vệ trẻ trước những tác nhân gây hại không chỉ nói, giảng giải cho trẻ mà các bậc phụ huynh cần chỉ cho trẻ, cho trẻ nhìn thấy, ngửi thấy và sờ vào để có kinh nghiệm sống động về những vật có thể làm ảnh hưởng đến nguy hiểm của trẻ.

Ngoài ra một số vật dụng trong gia đình cũng có khả năng gây hại cho trẻ như: phích nước, ống bô xe máy, ổ điện, bếp ga, lan can cầu thang và sân thượng….

Cha mẹ nhất thiết phải đưa ra những cảnh báo rất rõ ràng và cụ thể về nguyên nhân cũng như hậu quả để trẻ lưu ý

2. Bảo vệ trẻ trước những tác động từ người xấu

Có nhất nhiều loại người xấu luôn rình rập sẵn sàng làm hại người khác nếu có cơ hội. Và trẻ em là một trong những đối tượng chúng chọn vì các em còn nhỏ dại và chưa có khả năng chống cự. Để bảo vệ trẻ trước những đối tượng xấu, các bậc cha mẹ cần trang bị cho con một kiến thức để nhận diện, phát hiện, đối phó sau đây:

  • Không bắt chuyện hay trả lời những câu hỏi của người lạ
  • Nếu cần tìm sự giúp đỡ thì sẽ tìm những người có thể tin tường: các trụ sở công an phường, các cơ quan của nhà nước, trường học, bệnh viện,…. ở bất cứ đâu các em cũng có thể gặp phải sự cố bất chắc, nếu các em nhỡ sự giúp đỡ từ một người không quen biết co thể gây nguy hiểm cho các em
  • Kiên quyết và tập nói “KHÔNG” với những đối tượng có ý đồ dụ dỗ, đe doạ…. Hãy hét thật to nếu xảy ra chuyện không tốt xảy đến với bản thân
  • Phải trang bị cho con các nguyên tắc về giới tính, đặc biệt trong đó là “ nguyên tắc đồ lót” để các em tự bảo vệ mình trước những tình huống gây hại cho các em

Nguyên tắc đồ lót
Private : Riêng tư

Hãy nói với trẻ rằng không một ai có thể được nhìn hay chạm vào vùng kín của bé. Một số người nhưng bác sĩ, y tá hay bố mẹ có thể. Tuy nhiên những người đó phải giải thích được cho con là họ cần chạm vào để làm gì. Và cần có sự đồng ý của con trước khi thực hiện.

A – Always remember your body belongs to you : Luôn nhớ cơ thể con thuộc về con

Để trẻ biết rằng cơ thể trẻ thuộc về chính bé. Không ai có quyền làm bất cứ điều gì với cơ thể bé mà khiến bé khó chịu. Nếu ai cố tình, trẻ cần biết nói “Không”

N – No means no: Không là không

Cần khiến trẻ nhận thức được rằng trẻ có quyền nói “không” với những động chạm bé không thích từ bất cứ ai, kể cả các thành viên trong gia đình.

T – Talk: Nói về những điều bí mật khiến con buồn

Cha mẹ cần giải thích cho con về sự khác biệt giữa những bí mật ‘tốt’ và ‘xấu’. Những câu như “Đây là bí mật của riêng hai chú cháu mình’ thường là các những kẻ lạm dụng khiến trẻ con cảm thấy lo lắng và sợ không dám kể cho ai khác nghe. Những bí mật ‘tốt’ có thể là món quà hay bữa tiệc. Những bí mật ‘xấu’ là cái khiến con cảm thấy buồn, lo lắng, sợ hãi. Con cần nói ra.

S – Speak up: Lên tiếng

Nói với con khi nào bé cảm thấy buồn, lo lắng, sợ hãi, bé nên lên tiếng với người bé tin tưởng. Không nhất thiết phải là bố mẹ. Đó có thể là chị gái, hay cô giáo…