RỐI LOẠN THƯỜNG GẶP Ở THIẾU NIÊN (KHOẢNG TỪ 11 ĐẾN 18 TUỔI)

Trong quá trình phát triển tuổi thiếu niên mang tính chất nửa trẻ con nửa người lớn (từ 11 đến 18 tuổi) hay còn gọi tuổi dậy thì. Về cơ thể có sự phát triển rõ ràng hơn ở giai đoạn trước, đã có nhiệm vụ rõ ràng trong gia đình. Bởi vậy, trẻ nghĩ mình đã lớn, có thể giải quyết được mọi việc trong khi với cha mẹ trẻ vẫn chưa trưởng thành còn phụ thuộc vào cha mẹ. Chính mâu thuẫn này làm người lớn nghĩ trẻ là đứa cứng đầu, vô chính phủ, bất trị. Mà trong giai đoạn này quan hệ bạn bè đóng vai trò quan trọng trong đời sống tình cảm của trẻ. Những bất mãn với cha mẹ cũng tạo điều kiện cho bạn bè xấu lợi dụng, lôi kéo.

1. Rối loạn tâm thể

Bao gồm: rối loạn giấc ngủ và rối loạn ăn uống

Biểu hiện: Khó ngủ vào ban đêm, chán ăn, từ chối ăn vì sợ béo lên, rất dễ dẫn đến tử vong do sự gầy gò thái quá và mất năng lượng thể chất cần thiết cho sự sống

Hướng giải quyết cho cha mẹ:

  • Nhận thức: Đưa trẻ đến các cở sở y tế để kiểm tra, nếu sức khỏe sinh lý hoàn toàn bình thường thì khó ngủ, chán ăn, không muốn bước ra bên ngoài là biểu hiện tiền đề của các chứng bệnh tâm lý(trầm cảm, lo âu,..).
  • Cảm xúc: Bình tĩnh, lạc quan, vui vẻ tạo không khí cho trẻ cùng tham gia.
  • Hành vi: Lên kế hoạch cụ thể cho trẻ cân bằng giữa vui chơi và giải trí. Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa, trại hè, sinh hoạt…

2. Rối loạn hành vi

Bao gồm các hành vi như: bỏ nhà, tự làm hại bản thân, các hành vi mạo hiểm, chống đối xã hội

Biểu hiện: Trẻ cãi lại, bỏ nhà đi, đi du lịch khám phá một mình hay cùng nhóm bạn nhất định, tự làm đau bản thân (tự bỏ đói bản thân, dùng dao rạch tay, châm tàn thuốc vào tay, đập đầu,..) với nhiều lý do như: làm quên hoặc giảm căng thẳng, diễn tả điều không nói bằng lời, muốn có cảm giác kiểm soát cơ thể mình, tự trừng phạt hoặc diễn tả cảm giác căm ghét bản thân, chơi các trò chơi mạo hiểm mà pháp luật cấm (đua xe, dùng chất gây nghiện,…), chống đối xã hội ( ăn cắp, vi phạm pháp luật, sử dụng chất trái phép).

Hướng giải quyết cho cha mẹ:

  • Nhận thức: Cha mẹ hiểu rằng trẻ đang muốn tự khẳng định mình, có tiếng nói riêng và muốn được tôn trọng. Bởi vậy, cần phân trách nhiệm rõ ràng trong gia đình với trẻ, cho trẻ bàn luận, tham gia các vấn đề trong gia đình. Lúc xảy ra mâu thuẫn hãy lắng nghe trẻ đang muốn nói gì?, sự áp đặt từ một phía làm trẻ thấy ngột ngạt, khó chịu, bất công.
  • Cảm xúc: Bình tĩnh đưa ra lời đề nghị, không đôi co với trẻ trong lúc xung đột Tôn trọng các quyết định đúng đắn và phù hợp năng lực của trẻ..
  • Hành vi:Thiết lập giao kèo hành vi với trẻ trong lúc xảy ra xung đột. Là người bạn đồng hành cùng trẻ trong học tập, tình bạn để cùng chia sẻ và hiểu trẻ cần gì, chơi với bạn như thế nào?. Khi phản đối trẻ cần dùng tình cảm để thương lượng nói rõ lý do phản đối, nêu gương dẫn chứng. Tránh đánh đập, dùng lời lẽ thô tục để xúc phạm trẻ nhất là chốn đông người, bạn bè.