VÌ SAO CẦN PHẢI BẢO VỆ SỨC KHỎE TÂM THẦN TRONG MÙA DỊCH?

Nếu bạn đang phân vân không biết có nên nhờ sự hỗ trợ của chuyên gia tâm lý để giải tỏa những stress, lo âu từ những ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh? thì hãy đọc và theo dõi bài viết dưới đây

VÌ SAO CẦN PHẢI BẢO VỆ SỨC KHỎE TÂM THẦN TRONG MÙA DỊCH?

Nếu bạn đang phân vân không biết có nên nhờ sự hỗ trợ của chuyên gia tâm lý để giải tỏa những stress, lo âu từ những ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh? Thì bạn hãy đọc qua những triệu chứng cơ bản dưới đây:

Bạn lo sợ, lo lắng về tình trạng sức khỏe của chính mình, của những người mà bạn đã vô tình khiến họ bị lây nhiễm với virus, hay về việc những người xung quanh có thể tức giận nếu họ phải đi cách ly vì tiếp xúc với bạn?

Bạn bối rối không chắc chắn, bất lực vì không biết mình phải duy trì tình trạng này trong bao lâu, đối mặt với khả  năng thất nghiệp, giảm thu nhập, hay khả năng đảm bảo các nhu yếu phẩm cơ bản?

Bạn cảm thấy cô đơn vì cảm giác không thể về nhà với gia đình?

Bạn tức giận khi nghĩ rằng bạn có nguy cơ bị lây nhiễm vì sự bất cẩn của người  khác?

Bạn buồn chán và bức bối vì bạn không thể làm việc hay tham gia các hoạt động hằng ngày như trước đây?

Bạn chán ăn, ngủ không đủ, mệt mỏi thường trực, ngủ không ngon giấc, thức giấc giữa đêm?

Bạn cảm thấy đau nhức đầu, căng hoặc đau cơ bắp, đau nhức người, đau bụng, đổ mồ hôi, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa, khó thở hoặc đau ngực, khô miệng, tim đập nhanh, buồn nôn, có vấn đề về tình dục và rất nhiều những triệu chứng khác?

Nếu bạn đang gặp phải một trong những triệu chứng cơ bản trên đây trong vòng tối thiểu 7 ngày vừa qua vì những tác động của dịch bệnh, thì hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn tâm lý miễn phí 100%

Tôi có tìm hiểu những triệu chứng trên trên internet và biết rằng có thể tôi bị stress và stress có thể tự hết mà không cần sự hỗ trợ của chuyên gia tâm lý?

Mỗi người trong chúng ta đều có thể trải qua stress trong một thời điểm nào đó. Nhưng không phải stress nào cũng tiêu cực. Trong tình huống nguy hiểm, stress báo hiệu để cơ thể chuẩn bị đối mặt với mối đe dọa. Trong những tình huống này, mạch của bạn sẽ đập nhanh hơn, bạn thở nhanh hơn, cơ bắp căng cứng và não của bạn sử dụng nhiều oxy hơn và tăng hoạt động của tất cả các chức năng nhằm mục đích sống sót và ứng phó với căng thẳng. Trong các tình huống không đe dọa đến tính mạng, stress có thể thúc đẩy mọi người, chẳng hạn như khi họ cần làm bài thi hoặc chuẩn bị thực hiện các sự kiện quan trọng.

Yếu tố gây stress có thể xảy ra một lần hoặc trong một khoảng thời gian ngắn, hoặc nó cũng có thể xảy ra lặp đi lặp lại trong một thời gian dài. Một số người có thể ứng phó với stress hiệu quả hơn và phục hồi sau các sự kiện stress nhanh hơn những người khác.

Khi bạn không được sự hỗ trợ kịp thời để bảo vệ sức khỏe tâm thần của mình, nói cụ thể hơn là không được giải tỏa stress thì sẽ dẫn đến nhiều vấn đề khác, tưởng chừng như đơn giản nhưng lại rất nguy hại. Khi stress quá mức và kéo dài, việc ứng phó với tác động của stress mãn tính có thể là một thách thức. Với stress mãn tính, những phản ứng bên trong cơ thể có thể làm rối loạn hệ thống miễn dịch, tiêu hóa, tim mạch, giấc ngủ và sinh sản. Một số người có thể gặp các triệu chứng tiêu hóa, hoặc có thể bị đau đầu, mất ngủ, buồn bực, cáu kỉnh. Theo thời gian, stress có thể góp phần gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như bệnh tim, huyết áp cao, tiểu đường và các vấn đề khác, bao gồm các rối loạn như trầm cảm hoặc lo âu.

Thêm vào đó những nguồn thông tin trên internet có thể hướng dẫn những các thức giúp bạn vượt qua stress nhưng không phải thông tin nào cũng chính xác và chính thống, việc đó đòi hỏi bạn phải có kiến thức về lĩnh vực này, nếu bạn không xác định được thông tin nào mới thật sự là hữu ích và chính xác mà thực hành theo những thông tin đó, thì rất dễ dẫn đến nhứng hệ lụy khác như: tốn thời gian, bạn mất niềm tin vào khả năng chữa lành, các rối loạn tâm lý càng kéo dài và làm cuộc sống của bạn ngày càng tiêu cực, chán nản thậm chí là ý nghĩ tự sát.

Những lợi ích khi nói với ai đó về sức khỏe tâm thần của mình

Vậy đã có trường hợp nào đã từng stress, lo âu vì đại dịch mà tìm đến chuyên gia tư vấn, và trường hợp nào chuyên gia tư vấn nhiều nhất?

Có rất nhiều những trường hợp đến để tư vấn tâm lý vì ảnh hưởng của dịch bệnh. Nhưng trong số đó có trường hợp mà chúng tôi tư vấn nhiều nhất là những bạn sinh viên theo học tại Thành phố Đà Nẵng.

Khi các bạn ấy mong muốn được về quê để được ở gần với gia đình trong giai đoạn khó khăn này, mặc dù khi các bạn về đã tự chủ động và có ý thức cao về việc cách ly tại nhà, nhưng đến khi về, các bạn ấy bị hàng xóm kì thị, xa lánh, thậm chí đến bố mẹ của các bạn cũng bị như vậy kèm theo những từ ngữ khó nghe như “con A đi trây trét bệnh” “sao bình thường ít thấy về, mà dịch một cái là về đây” “sao không ở yên đó”,… và tất nhiều những lời lẽ nặng nề khác, khiến cho các bạn ấy vô cùng ấy nấy và tội lỗi với hàng xóm cũng như với gia đình các bạn ấy. Thêm vào đó các bạn về từ tâm dịch Đà Nẵng nên rất lo sợ mình sẽ nhiễm bệnh mặc dù bạn ấy tự cách ly tại nhà,  nhưng mà lo cho sức khỏe của mình thì ít, mà lo cho sức khỏe của gia đình các bạn thì nhiều, vì các bạn sợ mình nhiễm bệnh và sẽ lây cho gia đình, huống hồ bố mẹ các bạn đã lớn tuổi và có các bệnh nền trước đó.

Khi các bạn ấy đi kiểm tra nhưng các cơ sở y tế không làm vì các bạn chưa đủ triệu chứng để Test. Lo lắng chồng với lo lắng, bất an, sợ hãi,…khiến bạn ấy mất ăn, mất ngủ, và nhiều những triệu chứng, cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực khác

Đấy là một trong những trường hợp chúng tôi tư vấn nhiều nhất từ khắp sinh viên trên các tỉnh thành.

Chúng ta chưa nói đến việc các bạn có dương tính với Covid-19 hay không, nhưng việc các bạn lo lắng, sợ hãi, mất ăn, mất ngủ thì những điều đó đã làm suy giảm cơ thể của các bạn, suy giảm hệ miễn dịch, từ đó dù bạn không có khả năng bị lây nhiễm nhưng cũng rất dễ bị Viruss tấn công. Và nếu để lâu sẽ dẫn đến nhiều rối loạn tâm lý và các bệnh khác như chúng tôi đã đề cập ở trên.

Chính vì vậy việc chúng ta tìm đến chuyên gia tâm lý để hỗ trợ cho chúng ta vượt qua những lo âu, stress trong giai đoạn này là rất cần thiết.

Vậy chuyên gia tâm lý sẽ có thể giúp tôi điều gì trong việc giải quyết những lo âu, stress từ những tác động của Covid-19?

Việc bạn đến với chuyên gia tư vấn tâm lý, bạn không chỉ được hỗ trợ bởi những thông tin chính xác và chính thống, mà bạn còn được lắng nghe và cùng chuyên gia tìm ra những giải pháp phù hợp để giải quyết những vấn đề của bản thân liên quan đến những tác động của Covid-19. Ngoài ra với những buổi tư vấn tâm lý, những kiến thức, kỹ năng mà chuyên gia giúp bạn hình thành, không chỉ giúp cho bạn giải quyết vấn đề hiện tại mà bạn còn có thể ứng dụng ở những vấn đề tương tự khi bạn gặp phải trong tương lai, với những kiến thức, kỹ năng này không phải trên internet lúc nào cũng có.

Hiện tại, Family đang có chương trình tư vấn tâm lý online miễn phí “Cùng Family vượt qua stress, lo âu trong đại dịch Covid-19”, chúng tôi miễn phí hoàn toàn chi phí đánh giá, chẩn đoán, tư vấn sau chẩn đoán, đồng hành bạn vượt qua những giai đoạn khủng hoảng này, giúp bạn ăn ngon hơn, ngủ tốt hơn, sống khỏe và an nhiên

(Chúng tôi sẽ đính kèm một số ảnh để gợi ý cho bạn một số cách thức giúp bạn giải tỏa stress, lo âu)

Những điều nên làm khi cảm thấy lo âu

Đừng vì sợ những định kiến mà cho rằng sức khỏe tâm thần không quan trọng, chính những điều đó sẽ làm cho sức khỏe tâm thần của bạn ngày càng tồi tệ hơn và kéo theo rất nhiều những ảnh hưởng khác, đặc biệt trong những thay đổi vì ảnh hưởng của dịch bệnh như thế này.

Chúng tôi hi vọng rằng với bài viết này các bạn có thể hiểu rõ hơn về những vấn đề stress, lo âu của mình, đồng thời có được những hướng đi phù hợp với mình.

Chúng tôi sẽ đính kèm một số tài liệu bổ ích để giúp bạn trang bị thêm nhiều kiến thức để giúp bạn thân mình vượt qua đợt dịch này.

Nguồn bài viết tham khảo:

[1] Nhóm MHPSS-TWG, Chăm sóc sức khỏe tâm thần trong và sau mùa dịch.

[2] PGS.TS. Trần Thành Nam, Th.S Nguyễn Phương Hồng Ngọc, Cẩm nang chăm sóc sức khỏe tâm thần, Đại học Quốc Gia Hà Nội, trường Đại học Giáo Dục.

Nguồn hình ảnh tham khảo:

[1] PGS.TS. Trần Thành Nam, Th.S Nguyễn Phương Hồng Ngọc, Cẩm nang chăm sóc sức khỏe tâm thần, Đại học Quốc Gia Hà Nội, trường Đại học Giáo Dục.