Ăn vô độ là một rối loạn ăn uống đặc trưng bởi việc tiêu thụ một lượng lớn thức ăn ngay cả khi người đó không đói. Ngoài ra, rối loạn này còn được đặc trưng bởi cảm giác mất kiểm soát khi ăn và cảm giác xấu hổ hoặc tội lỗi về hành vi đó. Không giống Bulimia (hay còn gọi là chứng ăn - ói), người mắc rối loạn này không cố gắng thực hiện các hành vi bù trừ (như đào thải thức ăn, tập luyện quá độ) sau khi ăn.

Rối loạn Cư xử đặc trưng bởi mẫu thức hành vi thường xuyên hoặc dai dẳng vi phạm quyền của người khác hoặc vi phạm các quy tắc xã hội phù hợp với lứa tuổi.

Ước tính tỷ lệ hiện mắc của Rối loạn Thách thức chống đối rất khác nhau do tiêu chuẩn chẩn đoán mang tính chủ quan; tỷ lệ mắc ở trẻ em và thanh thiếu niên có thể lên tới 15%. Trước tuổi dậy thì, trẻ nam bị ảnh hưởng nhiều hơn trẻ nữ; sau tuổi dậy thì, sự khác biệt thu hẹp.

Rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD) là một rối loạn về khí sắc, được đặc trưng bởi các triệu chứng xảy ra vào cùng một thời điểm mỗi năm, thường là vào giai đoạn ngày ngắn hơn đêm của mùa thu và mùa đông. Mặc dù tình trạng này thường tự biến mất trong vòng vài tháng, nhưng nó cũng có thể gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảm giác và chức năng của một người.

Rối Loạn Nhân cách (RLNC) Chống đối xã hội được đặc trưng bởi một hình thái của việc hành động vì lợi ích hoặc sự thích thú của bản thân và không quan tâm đến hậu quả hay quyền lợi của người khác. Rối loạn này thường phổ biến ở nam giới hơn phụ nữ (6:1), và có yếu tố di truyền cao.

Rối loạn nhân cách (RLNC) tồn tại khi những mẫu thức nhân cách trở nên cứng nhắc, kém thích nghi và làm suy giảm những chức năng sống cơ bản (như công việc, tương tác xã hội,...). Những điều này có thể gây khó chịu đáng kể đối với người có RLNC và những người xung quanh họ. Tuy nhiên, khác với những người khác tìm kiếm đến sự hỗ trợ tâm lý, người có rối loạn nhân cách thường có những đau khổ do hậu quả của hành vi kém thích nghi xã hội của họ, hơn là do những sự khó khăn với suy nghĩ hay cảm xúc của chính họ. Do đó, nhà lâm sàng trước tiên cần giúp người có RLNC nhận thức được rằng đặc tính nhân cách của họ là gốc rễ của các vấn đề.

Bạn làm gì khi căng thẳng? Bạn làm gì khi bạn mất ngủ? Bạn cần được thư giãn.... Và bài viết này sẽ hỗ trợ bạn một kỹ thuật giúp bạn có thể thư giãn, hỗ trợ bạn trong lúc bạn mệt mỏi, căng thẳng cũng như sẽ giúp giấc ngủ của bạn có thể tốt hơn.

Family đã khởi động chương trình trại HÈ 2022 nhằm giúp học sinh phát triển kỹ năng tự phục vụ và nhiều kỹ năng khác. Đồng thời tạo ra một sân chơi giúp các em trải nghiệm cuộc sống vùng nông thôn, gần thiên nhiên, hoạt động tuổi thơ mang tính chất giáo dục. 

- Bạn muốn sử dụng những kỹ năng tham vấn tâm lý để làm công cụ hỗ trợ cho công việc của mình? - Bạn muốn cải thiện kỹ năng tham vấn của mình để hỗ trợ học sinh, thân chủ của mình tốt hơn?

- Bạn đã từng nghe những người xung quanh đề cập đến OCD? - Người thân bạn bảo rằng họ bị ám ảnh nghi thức nhưng không biết đó là bệnh gì? Bài viết này sẽ giúp bạn có được thông tin khái quát về căn bệnh này

Ám ảnh sợ xã hội là lo sợ và lo âu về việc bị tiếp xúc với các tình huống xã hội hoặc trình diễn nào đó. Những tình huống này bị né tránh hoặc chịu đựng với lo âu đáng kể. Ám ảnh sợ xã hội ảnh hưởng đến khoảng 9% phụ nữ và 7% nam giới trong khoảng thời gian 12 tháng, nhưng tỷ lệ hiện mắc suốt đời có thể ít nhất là 13%. Nam giới có nhiều khả năng hơn so với phụ nữ có các hình thức nghiêm trọng nhất của ám ảnh sợ xã hội, rối loạn nhân cách né tránh.

Bệnh trầm cảm lâm sàng ở người lớn tuổi thường gặp. Điều đó không có nghĩa là nó bình thường. Chứng trầm cảm cuối đời ảnh hưởng đến khoảng 6 triệu người Mỹ từ 65 tuổi trở lên. Nhưng chỉ 10% được điều trị. Nguyên nhân có thể là do những người lớn tuổi thường biểu hiện các triệu chứng trầm cảm khác nhau. Trầm cảm ở người cao tuổi cũng thường bị nhầm lẫn với ảnh hưởng của nhiều bệnh và các loại thuốc được sử dụng để điều trị.

Lo lắng là điều mà hầu hết chúng ta đều đã trải qua ít nhất một lần trong đời. Nói trước công chúng, đánh giá hiệu suất và trách nhiệm công việc mới chỉ là một số tình huống liên quan đến công việc có thể khiến ngay cả những người bình tĩnh nhất cũng cảm thấy căng thẳng một chút. Bài tập năm bước này có thể rất hữu ích trong giai đoạn lo lắng hoặc hoảng sợ bằng cách giúp bạn tiếp cận hiện tại khi tâm trí bạn đang quay cuồng giữa nhiều suy nghĩ lo lắng khác nhau.

Lo lắng là một cảm xúc bình thường. Đó là cách não của bạn phản ứng với căng thẳng và cảnh báo bạn về mối nguy hiểm tiềm tàng phía trước.

Mặc dù lo âu thường được chẩn đoán ở phụ nữ, nhưng sự thật nam giới cũng bị ảnh hưởng bởi tình trạng này. Vậy tại sao chúng ta thấy ít trường hợp lo lắng hơn ở nam giới? Có thể là do nam giới ít tìm kiếm sự giúp đỡ hơn, bởi vì họ không thấy tầm quan trọng của việc giải quyết các vấn đề lo lắng của họ. Sự thờ ơ đối với tình trạng tinh thần này có thể dẫn đến giảm chất lượng cuộc sống và đối với nhiều nam giới, nó đã dẫn đến xu hướng tự tử.

Bạn khó biết mình chỉ đang buồn hay sự thật là đang bị trầm cảm? Đôi khi chúng ta nhầm lẫn giữa hai điều này, mặc dù có sự khác biệt đáng kể. Tại đây, bạn sẽ tìm hiểu điều gì làm nền tảng cho cả hai khái niệm và cách dễ dàng tách biệt nỗi buồn và trầm cảm.

Hít thở sâu giúp bạn tránh được phản ứng "chiến đấu hoặc bỏ chạy" trong các tình huống căng thẳng. Trong những tình huống này, hệ thống tự động của cơ thể bạn ở trạng thái cảnh báo cao và báo hiệu tim bạn đập nhanh hơn và nhịp thở tăng lên. Bằng cách nhận thức một cách có ý thức về nhịp thở của bạn và điều chỉnh độ sâu và tốc độ của nó, khả năng rơi vào cơn hoảng loạn hoặc lo lắng sẽ giảm xuống.

Stress là gì? Là cách cơ thể bạn phản ứng với bất kỳ loại nhu cầu hoặc mối đe dọa nào. Khi bạn cảm nhận được nguy hiểm - cho dù đó là thực hay tưởng tượng - sự phòng thủ của cơ thể bắt đầu hoạt động mạnh trong một quá trình tự động, nhanh chóng được gọi là phản ứng “chiến đấu hoặc bỏ chạy” hoặc “phản ứng căng thẳng”

✅ Bạn thắc mắc ở độ tuổi của mình nên ngủ bao nhiêu tiếng là đủ? ✅ Có cách nào để cải thiện giấc ngủ của mình? Bài viết này sẽ giải đáp cho bạn những thắc mắc đó

Nhiều chuyên gia sức khỏe tâm thần khuyến khích chúng ta nên viết nhật ký vì nó có thể cải thiện tâm trạng của bạn và kiểm soát các triệu chứng trầm cảm. Các nghiên cứu ủng hộ điều này và cho thấy viết nhật ký là tốt cho sức khỏe tâm thần của bạn. Nó cũng có thể làm cho liệu pháp hoạt động tốt hơn.

- Bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về những kiến thức liên quan đến tham vấn tâm lý? - Bạn muốn vận dụng những kỹ năng tham vấn tâm lý để cải thiện giao tiếp và làm công cụ hỗ trợ cho công việc của mình? Family đang có khóa học về kỹ năng tham vấn tâm lý có thể đáp ứng được những mong muốn đó của bạn.

Bạn có thể cảm giác lo âu khi đi phỏng vấn, trước kì thi…., đó là phản ứng rất bình thường, nhưng khi bạn bị lo âu ngay cả khi thực hiện các sinh hoạt bình thường thì đó lại là điều bất thường. Vậy làm thế nào để biết bản thân đang lo âu bình thường và rối loạn lo âu bệnh lý, bạn có thể chú ý các đặc điểm sau:

Khóc có thể là một trải nghiệm cực kỳ xúc động. Những cảm xúc mạnh mẽ đi đôi với nó có thể khó hoặc dường như không thể vượt qua, nhưng hầu hết các lần họ khao khát được thừa nhận và giải tỏa. Tuy nhiên, nhiều người khó khóc khi họ buồn. Có vô số lý do điều này có thể xảy ra.

Bạn cảm thấy chán nản trước và trong kỳ kinh nguyệt là điều phổ biến. Các chuyên gia cho rằng những thay đổi cảm xúc này xảy ra do lượng hormone dao động. Hầu hết những người có kinh nguyệt sẽ gặp phải một số triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS), bao gồm buồn bã và đau đầu . Tuy nhiên, một số cá nhân có thể phát triển các triệu chứng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như trầm cảm và tức giận. Các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nghiệm nghiêm trọng có thể chỉ ra một tình trạng khác, được gọi là rối loạn khó thở tiền kinh nguyệt (PMDD). Ngoài ra, tình trạng sức khỏe tâm thần hiện tại có thể tạm thời xấu đi trong thời kỳ kinh nguyệt. Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu lý do tại sao một số người cảm thấy chán nản trong kỳ kinh nguyệt. Chúng tôi cũng liệt kê các phương pháp điều trị tại nhà

Family luôn lấy làm vinh hạnh khi luôn là một trong những công ty được các trường tin tưởng, đồng hành hỗ trợ các bạn sinh viên trong và ngoài nước thực tập, cùng học hỏi, giao lưu, phát triển kỹ năng và chuyên môn.

Khi chưa xảy ra Covid-19, mỗi ngày bố mẹ, con cái chỉ gặp nhau khoảng 1-2 giờ vào buổi trưa và nhiều nhất vào buổi tối. Nhưng nay hầu như ngày nào các thành viên trong gia đình cũng chạm mặt nhau, có trường hợp cả vợ lẫn chồng đều thất nghiệp ở cùng nhau 24/24 giờ. Trong tình cảnh đó, chỉ cần người vợ hoặc chồng cư xử không khéo léo thì rất dễ xảy ra mâu thuẫn. Vậy làm thế nào để giữ lửa hôn nhân trong mùa dịch covid?

❌❌ ƯU ĐÃI MÙA DỊCH GIẢM GIÁ 70% CHO KHÓA HỌC PHÒNG NGỪA TRẦM CẢM SAU SINH❌❌ ✅ Bạn đang chuẩn bị đón thiên thần mới và muốn trang bị tâm lý tốt nhất cho bản thân? ✅ Bạn đang trong thời gian chăm con và cảm thấy rất áp lực, mệt mỏi, ăn ngủ không ngon và mong muốn thoát khỏi tình trạng này? ✅ Bạn lo lắng mình sẽ bị ảnh hưởng trong và sau sinh và không muốn điều đó xảy ra? Hiểu được những nhu cầu đó, Family đã tổ chức khóa học phòng ngừa trầm cảm sau sinh, để giúp các ông bố bà mẹ trang bị những kiến thức tốt nhất để bảo vệ chính mình và những thiên thần nhỏ của mình

Đôi khi cảm thấy buồn hoặc lo lắng là một phần bình thường của cuộc sống , nhưng nếu những cảm giác này kéo dài hơn hai tuần thì chúng có thể là triệu chứng của bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, trầm cảm lâm sàng, đặc biệt là không được điều trị, có thể làm gián đoạn cuộc sống hàng ngày của bạn và gây ra các triệu chứng khác. Trầm cảm ảnh hưởng đến cảm giác của bạn và cũng có thể gây ra những thay đổi trong cơ thể bạn. Trầm cảm nặng (một dạng trầm cảm nâng cao hơn) được coi là một tình trạng y tế nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của bạn. Dưới đây là những tác động mà trầm cảm gây ra cho cơ thể bạn.

- Bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về những kiến thức liên quan đến tham vấn tâm lý? - Bạn muốn vận dụng những kỹ năng tham vấn tâm lý để cải thiện giao tiếp và làm công cụ hỗ trợ cho công việc của mình? Family đang có khóa học về kỹ năng tham vấn tâm lý có thể đáp ứng được những mong muốn đó của bạn.

Bạn có thể đã nghĩ đến việc gặp bác sĩ trị liệu vào lúc này hay lúc khác. Có lẽ bạn đã tự giải quyết vấn đề hoặc thuyết phục bản thân rằng nếu bạn chỉ cần đợi thêm một thời gian nữa, vấn đề có thể sẽ biến mất. Hoặc có thể bạn vẫn đang thắc mắc liệu bạn có nên nói chuyện với ai đó nhưng không chắc đó là ưu tiên của bạn lúc này. Biết khi nào nên gặp bác sĩ trị liệu đôi khi có thể hơi khó khăn. Rốt cuộc, ai cũng có một ngày tồi tệ hoặc trải qua thời kỳ khó khăn lặp đi lặp lại, nhưng làm thế nào để bạn biết khi nào nói chuyện với ai đó có thể giúp ích? Danh sách sau đây phác thảo một số lý do bạn có thể có lợi khi nói chuyện với nhà trị liệu. Tất nhiên đây không phải là những lý do duy nhất để tìm đến chuyên gia trị liệu, nhưng danh sách này có thể giúp bạn đưa ra quyết định của mình.

Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt là công nghệ 4.0 đã mang đến cho trẻ nhiều cơ hội sử dụng, truy cập vào các trang mạng xã hội như facebook, youtube, tiktok, instagram,.. Trẻ sử dụng càng nhiều, trẻ càng có khuynh hướng nghiện MXH, game online, dẫn đến việc thiếu kiểm soát thời gian, sàng lọc thông tin, nhất là các thông tin không lành mạnh. Trong khi đó bố mẹ đang tất bật với công việc mưu sinh hằng ngày ít quan tâm hoặc quan tâm không đúng mức như nghiêm cấm sử dụng¸ hướng dẫn nên truy cập vào MXH nào, vô tình đã tạo cơ hội cho các em truy cập vào những trang web không phù hợp với lứa tuổi, các em dễ dãi trong việc chia sẻ thông tin và dần dần không có tiếng nói chung giữa bố mẹ và con cái trong việc sử dụng internet hợp lý Vậy làm thế nào để chúng ta hỗ trợ được trẻ, bố mẹ cần đồng hành cùng con như thế nào để sử dụng internet an toàn? Hãy đọc qua bài viết dưới đây

Trong cuộc sống hằng ngày, những đứa trẻ của chúng ta luôn có những tình huống, sự việc mà phụ huynh không thể nào kiểm soát được, một trong những tình huống mà trẻ hay gặp chính là đi lạc. Vậy làm thế nào để giúp trẻ tự ứng phó với những tình huống đó? Làm thế nào mà khi trẻ bị lạc trẻ không hoảng sợ, gào khóc mà thu hút sự chú ý của người xấu có ý đồ bắt cóc, hãm hại trẻ? Nếu bạn đang muốn trang bị cho con kỹ năng này. muốn cho con được sống vui, an tâm trong thế giới của chúng, thì hãy tham khảo qua kỹ năng phòng chống đi lạc tại Family

Những kỹ năng sống, kỹ năng xã hội, kỹ năng giao tiếp,...luôn có 1 vài trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Hiểu được những điều đó, Family đã tổ chức nhiều khóa học để giúp bạn sống tự tin hơn, khỏe hơn trong công việc và học tập. Để biết đó là khóa học gì, mời các bạn đọc hết bài viết sau đây.

Bạn muốn tự tin nói trước đám đông? Bạn muốn diễn đạt thu hút, trôi chảy, mạch lạc ý kiến của mình? Bạn muốn học thêm những phương pháp để thay đổi tiếng địa phương của mình cho hay hơn? Và còn rất nhiều những mong muốn khác, trong việc cải thiện ngôn ngữ của bạn. Nếu bạn đang có mục địch đó và còn đang tìm 1 nơi phù hợp để bạn trau dồi, thì hãy đọc thông tin về khóa học tại Family.

Family luôn tin rằng, kỹ năng sống luôn có một vài trò đặc biệt trong quá trình sống và trưởng thành của những đứa trẻ. Hiểu được điều đó và tiếp nối sự thành công của khóa hoạt động trải nghiệm hướng vào bản thân, Family đã xây dựng nên một khóa học dưới hình thức hoạt động trải nghiệm hướng vào kỹ năng xã hội, để thông qua đó giúp các em hình thành và phát triển những kỹ năng cần thiết cho bản thân mình. Với chủ đề "HAPPY STEPS" các em sẽ được học những kỹ năng gì? Các em sẽ được gì? Thời gian, học phí thế nào? Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về khóa học này để lựa chọn cho con em một môi trường học tập vui chơi thật đặc biệt, không định kiến, không phán xét, thì hãy đọc qua bài viết dưới đây.

Có rất nhiều phụ huynh từng hỏi chúng tôi rằng: "có nên giáo dục cho con sớm, cho con học trước chương trình của lớp 1 không?" "Vì sao lại không được cho con học trước chương trình và việc đó có thể gây những hậu quả như thế nào?"

Chúng tôi cảm thấy mình có ích, khi lúc mới gặp chúng tôi, họ mang vẻ mặt căng thẳng, u buồn và còn có những giọt nước mắt nhưng đến lúc ra về cơ mặt của họ đã thả lỏng hơn, họ ít căng thẳng hơn và có người còn nở được nụ cười trên môi và vui hơn là khi nhận được câu: “cô cảm ơn cháu đã lắng nghe cô, cô cảm thấy rất thoải mái khi được nói ra những vấn đề mà đã lâu cô chưa được nói với ai”

Điều hối tiếc lớn nhất của tôi trong ngày đầu tiên đó là sau khi chơi các trò chơi tôi không thể tìm cho cậu bé mà tôi rất thương được một bộ đồ, vì không còn chiếc áo hay cái quần vừa với cơ thể của em. Tuy nhiên được được thấy em mạnh dạn tham gia trò chơi, vui đùa tôi cũng thấy nguôi ngoai phần nào

Family luôn tin rằng, kỹ năng sống luôn có một vài trò đặc biệt trong quá trình sống và trưởng thành của những đứa trẻ. Hiểu được điều đó, Family đã xây dựng nên một khóa học dưới hình thức hoạt động trải nghiệm hướng vào bản thân, để thông qua đó giúp các em hình thành và phát triển những kỹ năng cần thiết cho bản thân mình. Với chủ đề "Tôi khác biệt, bạn cũng thế" các em sẽ được học những kỹ năng gì? Các em sẽ được gì? Thời gian, học phí thế nào? Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về khóa học này để lựa chọn cho con em một môi trường học tập vui chơi thật đặc biệt, thì hãy đọc qua bài viết dưới đây.

Chúng ta phải trang bị kiến thức và kỹ năng như thế nào để trẻ có thể trở thành một công dân số hay phải đồng hành cùng trẻ trong việc sử dụng internet như thế nào để tránh khỏi những rủi ro trên môi trường mạng….?

Trong cuộc sống, sang chấn tâm lý có thể xảy ra với bất kỳ ai. Vậy sang chấn tâm lý hay stress sau sang chấn tâm lý trong mùa dịch là gì? Sự kiện nào có thể gây sang chấn? Triệu chứng của sang chấn tâm lý trong mùa dịch là gì và làm sao để chế ngự nó? Những hoạt động nào giúp bạn thư giãn trong mùa dịch? Nếu bạn đang quan tâm và muốn biết câu trả lời cho những câu hỏi trên thì bạn hãy theo dõi bài viết này.

“Trầm cảm sau sinh” nghe có vẻ rất gần gủi nhưng cũng rất xa lạ đối với mỗi chúng ta. Nếu bạn lên mạng và tìm kiếm với chủ đề “trầm cảm sau sinh” thì sẽ xuất hiện con số “Khoảng 29.700.000 kết quả (0,43 giây)”_ đó là số lượng truy cập để tìm kiếm về chủ đề này trong vòng 0,43 giây. Điều đó minh chứng rằng chúng ta ngày một quan tâm hơn đến vấn đề này. Vậy trầm cảm sau sinh là gì, nguyên nhân ở đâu, hậu quả như thế nào mà chúng ta ngày một quan tâm, tìm hiểu. Để biết, hiểu thêm về vấn đề này mời bạn cùng theo dõi bài viết của chúng tôi.

Bạn hãy thử đặt một câu hỏi rằng: “Chúng ta sẽ như thế nào nếu như một ngày sống mà không có cảm xúc?”. Nếu bạn có cảm xúc và sống đúng với cảm xúc của mình thì quả nhiên điều đó thật hạnh phúc nhưng sẽ tuyệt vời hơn nếu bạn biết cách “quản lý” chính cảm xúc của mình.

Xin chào mọi người, Tâm lý Family chúng tôi rất vui mừng khi các bạn quan tâm và tìm đọc những bài viết của chúng. Chúng tôi luôn mong muốn đem đến cho các bạn những bài viết bổ ích, cung cấp những kiến thức cần thiết cho đời sống hằng ngày của các bạn. Và “Trầm cảm sau sinh” là chủ đề mà hôm nay Tâm lý Family muốn mang đến cho tất cả các bạn.

Xã hội đang ngày càng phát triển, công nghệ 4.0 ngày càng tác động mạnh mẽ đến cuộc sống con người. Chỉ cần một chiếc smartphone hay một cái laptop thì chúng ta có thể biết tất cả các mọi thứ trên đời, thích ăn gì cũng có, thích mua gì cũng được,… chính những tiện ích đó mà các bạn ngày càng rời xa với thế giới bên bên ngoài, dành hầu hết thời gian cho thế giới ảo và quên đi rằng bản thân mình đang thiếu đi sự trải nghiệm. Vậy muốn có trải nghiệm thì bạn cần phải làm gì ? Chúng ta cần tham gia hoạt động, cần phải trải nghiệm và giao lưu để va chạm, tiếp xúc và khám phá ra chính bản thân mình.

Tiếng ve sắp râm rang cả một vùng trời, những tán phượng đỏ, vàng bắt đầu đua nhau khoe sắc. Vậy là một mùa hè nữa lại sắp về. Cũng là lúc các bạn học sinh 12 của chúng ta chuẩn bị bước vào một cuộc chiến đầy cam go mang tên “Kỳ thi THPT Quốc gia”.

Tất cả mọi người đều gặp căng thẳng. Đôi khi căng thẳng liên quan đến những người khác và có những căng thẳng chúng ta không kiểm soát được. Có rất nhiều cách để chúng ta kiểm soát sự căng thẳng. Thực hiện những biện pháp đó sẽ giúp chúng ta bình tĩnh hơn, khoẻ khoắn hơn.

Một trong những điều phổ biến nhất mà cha mẹ với con cái phàn nàn về nhau là “Cha mẹ/ con không lắng nghe gì cả. Ví dụ, khi con bạn cố gắng nói cho bạn biết điều gì đó, dừng những gì bạn đang làm, tập trung sự chú ý của bạn, và lắng nghe. Sau đó, bạn có thể yêu cầu điều tương tự từ trẻ.

Với các loại đồ chơi có màu sắc, âm thanh sống động hoặc các loại đồ ăn có hương vị thơm và ngọt có khả năng hấp dẫn trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ. Đó có thể là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến những tình huống nguy hiểm xảy ra với trẻ. Bảo vệ trẻ trước những tác nhân gây hại không chỉ nói, giảng giải cho trẻ mà các bậc phụ huynh cần chỉ cho trẻ, cho trẻ nhìn thấy, ngửi thấy và sờ vào để có kinh nghiệm sống động về những vật có thể làm ảnh hưởng đến nguy hiểm của trẻ.

Hiện nay, không ít cha mẹ và thầy cô giáo đang áp dụng một số hình thức bạo lực với trẻ em. Có hành vi bạo lực dễ dàng nhìn thấy như bạo lực thể chất: đánh, đấm, tát,...., nhưng có những hành vi bạo không phải ai cũng nhìn thấy đó chính là bạo lực tinh thần như la mắng, chửi bới, ép buộc, gây áp lực, cấm đoán...Đây là một hành vi bạo lực gây tổn thương nghiêm trọng đến sức khoẻ tinh thần của các em. Nhưng không phải cha mẹ nào cũng hiểu

Bước vào mùa thi các sĩ tử thường căng thẳng, áp lực bởi việc học và thi cử mang lại. Những bệnh lý gây trớ ngại thường là rối loạn lo âu, trầm cảm, đôi khi sự căng thẳng này là yếu tố khởi phát một bệnh lý loạn thần.

Trong quá trình phát triển tuổi thiếu niên mang tính chất nửa trẻ con nửa người lớn (từ 11 đến 18 tuổi) hay còn gọi tuổi dậy thì. Về cơ thể có sự phát triển rõ ràng hơn ở giai đoạn trước, đã có nhiệm vụ rõ ràng trong gia đình. Bởi vậy, trẻ nghĩ mình đã lớn, có thể giải quyết được mọi việc trong khi với cha mẹ trẻ vẫn chưa trưởng thành còn phụ thuộc vào cha mẹ. Chính mâu thuẫn này làm người lớn nghĩ trẻ là đứa cứng đầu, vô chính phủ, bất trị. Mà trong giai đoạn này quan hệ bạn bè đóng vai trò quan trọng trong đời sống tình cảm của trẻ. Những bất mãn với cha mẹ cũng tạo điều kiện cho bạn bè xấu lợi dụng, lôi kéo.

Trẻ trong giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi có rất nhiều rối loạn, thường gặp là: Rối loạn tâm thế (từ chối ăn, mất ngủ, sút cân), rối loạn ngôn ngữ (nói chậm hơn các trẻ cùng lứa, không phát âm được tuy đã 18-24 tháng, nói không đúng ngữ cảnh, …), rối loạn co cơ thắt (đến 4 tuổi chưa kiểm soát được việc đi vệ sinh: đái dầm, ỉa đùn), rối loạn hành vi (thường gặp tuổi lên ba: chống đối, lì lợm, ích kỷ)

Bé ở lứa tuổi tiểu học đã trải qua giai đoạn hay nổi giận nhưng chưa thực sự dễ bảo. Đó là do các bé ở lứa tuổi này đang muốn thử nghiệm các chỉ dẫn và mong đợi của người lớn. Bé thách thức, có nghĩa là bé đang tìm cách tự đòi quyền lợi. Khi bé trưởng thành và hiểu về thế giới xung quanh nhiều hơn, bé sẽ có quan điểm riêng về các mối quan hệ và các nguyên tắc (hoặc chấp nhận quan điểm của bạn bè).

Rối loạn lo âu là một nhóm các rối loạn tâm thần với hai đặc trưng nổi bật giúp phân biệt chúng với các rối loạn khác, đó là: sợ hãi và lo âu.

Có rất nhiều các nguyên tắc trong việc dạy trẻ, và một trong mà chúng ta cần lưu ý nhất là những quy tắc giúp trẻ thay đổi hành vi. Vì đây là những biểu hiện rõ nhất cho khả năng giáo dục con cái của chúng ta. Dưới đây là những nguyên tắc cơ bản mà các bậc phụ huynh có thể tùy nghi áp dụng, càng nhiều càng tốt

Dưới đây là 20 câu tự đánh giá trạng thái tâm lý và cơ thể hiện tại. Ứng với mỗi câu tự đánh giá có 4 mức độ là "Không có", "Thỉnh thoảng", "Thường xuyên" và "Luôn luôn có", tương ứng với số điểm là 1, 2, 3 và 4. Bạn hãy lần lượt đọc từng câu và lựa chọn mức độ phù hợp với mình. Cuối cùng cộng tổng số điểm đạt được. Căn cứ số điểm, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ lo âu của bạn.

Xã hội càng hiện đại, những vấn đề về sức khỏe tinh thần càng có xu hướng tăng dần, những bệnh này không chừa bất cứ ai hay bất cứ độ tuổi nào. Nhưng nhận thức được mức độ nguy hiểm của bệnh thì không phải ai cũng hiểu. Có rất nhiều người cứ khó khăn không giải quyết được thì tìm đến thầy bói, thầy cũng chứ không mấy ai nghĩ tới việc tới gặp nhà tâm lý hoặc bác sĩ. Chính vì vậy chỉ khi bệnh đã ở mứức độ nặng thì mới nhập viện hoặc xảy ra những vấấn đề đáng tiếc như tự tử, tự xâm hại bản thân.....

Mấy ngày gần đây, người dân vẫn còn bàng hoàng với vụ án mẹ giết con 4 tháng tuổi. Người mẹ có nhiều dấu hiệu của trầm cảm sau sinh. Trầm cảm sau sinh là gì, dấu hiệu và cách phòng ngừa như thế nào, chúng tôi xin cung cấp một số thông tin