RỐI LOẠN ÁM ẢNH NGHI THỨC (OCD)

- Bạn đã từng nghe những người xung quanh đề cập đến OCD? - Người thân bạn bảo rằng họ bị ám ảnh nghi thức nhưng không biết đó là bệnh gì? Bài viết này sẽ giúp bạn có được thông tin khái quát về căn bệnh này

✴ Rối loạn ám ảnh nghi thức (OCD) được đặc trưng bởi những suy nghĩ tái diễn, kéo dài, không mong muốn, sự thúc giục, hoặc những hình ảnh bị ám ảnh hoặc những hành vi lặp đi lặp lại hoặc những hoạt động tâm thần mà bệnh nhân cảm thấy bị thôi thúc thực hiện (các nghi thức) để làm giảm bớt hoặc ngăn ngừa sự lo lắng mà sự ám ảnh gây ra.
✴ Triệu chứng và Dấu hiệu
✅ Sự ám ảnh là những ý nghĩ, sự thúc giục hoặc hình ảnh có tính chất xâm lấn, không mong muốn, sự hiện diện của nó thường gây ra những căng thẳng hoặc lo lắng đáng kể. Chủ đề nổi bật của những suy nghĩ ám ảnh có thể là nguy hại, nguy cơ cho bản thân hoặc người khác, nguy hiểm, nhiễm bẩn, nghi ngờ, mất mát, hoặc gây hấn.
Ví dụ, bệnh nhân có thể bị ám ảnh về việc bị nhiễm bẩn hoặc nhiễm vi trùng trừ khi họ rửa tay mỗi ≥ 2 giờ một ngày. Những ám ảnh là những trải nghiệm không thích thú. Vì vậy, bệnh nhân cố gắng bỏ qua và/hoặc cố gắng xóa bỏ những suy nghĩ, sự thúc giục, hoặc hình ảnh. Hoặc họ cố gắng vô hiệu hóa chúng bằng cách thực hiện các hành vi nghi thức.
✅ Các nghi thức (thường được gọi các ép buộc) là những hành vi quá mức, lặp đi lặp lại và có chủ đích mà những người bị ảnh hưởng cảm thấy họ phải làm để ngăn ngừa hoặc giảm bớt lo lắng do những ý nghĩ ám ảnh của họ hoặc để làm dịu sự ám ảnh của họ.
Ví dụ như là:
- Rửa (ví dụ, rửa tay, tắm vòi sen),
- Kiểm tra (ví dụ như kiểm tra bếp đã tắt, cửa ra vào đã khóa hay chưa)
- Đếm (ví dụ, lặp lại hành vi một số lần nhất định)
- Sắp xếp theo thứ tự (ví dụ, sắp xếp bộ đồ ăn hoặc mặt hàng không gian làm việc theo một thứ tự cụ thể)
Hầu hết các nghi thức, chẳng hạn như rửa tay hoặc kiểm tra ổ khóa, đều có thể quan sát được, nhưng một số nghi thức về tinh thần, chẳng hạn như đếm lặp đi lặp lại trong im lặng hoặc những câu nói lẩm bẩm trong hơi thở, thì không thể quan sát được.
Thông thường, các nghi thức cưỡng bức phải được thực hiện một cách chính xác theo các quy tắc cứng nhắc. Các nghi thức có thể hoặc không kết nối thực sự với các sự kiện sợ hãi. Khi được kết nối một cách thực tế (ví dụ: tắm vòi sen để tránh bẩn, kiểm tra bếp để tránh hỏa hoạn), nghi thức rõ ràng là quá mức - ví dụ: tắm hàng giờ mỗi ngày hoặc luôn kiểm tra bếp 30 lần trước khi ra khỏi nhà. Trong mọi trường hợp, ám ảnh và/hoặc nghi thức dẫn đến tốn thời gian (> 1 giờ/ngày, thường nhiều hơn) hoặc làm cho bệnh nhân đau khổ hoặc suy giảm về chức năng đáng kể; ở mức cực đoan, ám ảnh và nghi thức có thể gây mất năng lực.
Mức độ bệnh là khác nhau. Hầu hết những người mắc chứng OCD đều nhận ra rằng niềm tin của họ không thực tế (ví dụ như họ thực sự không bị ung thư nếu họ chạm vào gạt tàn thuốc lá). Tuy nhiên, thỉnh thoảng lại hoàn toàn thiếu sự thấu hiểu (nghĩa là bệnh nhân bị thuyết phục rằng niềm tin nằm dưới sự ám ảnh của họ là đúng và hành vi nghi thức của họ là hợp lý).
Bởi vì những người có rối loạn này sợ sự làm bối rối hoặc sự kỳ thị, họ thường che giấu sự ám ảnh và nghi thức của mình. Các mối quan hệ thường bị xấu đi, và kết quả học tập trong trường học hoặc tại nơi làm việc có thể bị suy giảm. Trầm cảm thứ phát là một đặc điểm chung phổ biến.
✴️ Nguyên nhân
Thực tế, bệnh OCD xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể mắc bệnh bởi sự kết hợp từ nhiều lý do chứ không nhất thiết chỉ vì một điều gì đó. Theo các nhà tâm thần học, bệnh OCD được gây ra do những nguyên nhân sau đây:
✅ Yếu tố sinh học: sự thay đổi của não hoặc cơ thể khiến cho người bệnh xuất hiện những ý nghĩ ám ảnh và thực hiện những hành động vô nghĩa một cách cưỡng chế.
✅ Yếu tố môi trường: dựa trên những nghiên cứu, các bác sĩ kết luận rằng bệnh OCD có thể xuất phát từ những hành vi được thực hiện trong thời gian dài hình thành nên thói quen. Điển hình như thói quen kiểm tra tắt bếp thường xuyên.
✅ Yếu tố khác: những ý nghĩ mang tính chất hoang tưởng có thể xuất hiện ở bệnh nhân do sự thiếu hụt Serotonin - một chất hóa học rất cần thiết cho bộ não. Ngoài ra, các bác sĩ cũng đưa ra bằng chứng cho thấy ở trẻ em bị nhiễm liên cầu khuẩn tán huyết beta và liên cầu nhóm A có khả năng mắc bệnh cao hơn so với những trẻ khác.
✅ Ngoài những nguyên nhân được liệt kê ở trên, nhiều bác sĩ còn chia sẻ về yếu tố nguy cơ đối với bệnh OCD. Những yếu tố này có thể góp phần làm tăng khả năng mắc bệnh hay cũng có thể là nguyên nhân khởi phát bệnh nhưng chưa được chứng minh. Cụ thể các yếu tố này là:
Tiền sử gia đình: có người thân, cha, mẹ, ông, ba có một trong những rối loạn về mặt tâm lý thì khả năng phát triển bệnh khá cao.
Các sự kiện trong đời sống có tính chất căng thẳng quá cao: đối với những người nhạy cảm, có những phản ứng mạnh mẽ khi đối diện với căng thẳng thì nguy cơ mắc bệnh càng cao. Đặc biệt, chính những phản ứng này có thể làm nảy sinh những ý nghĩ xâm chiếm đời sống tinh thần khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, bức bách. Đồng thời, xuất hiện những hành vi mang tính ép buộc họ phải thực hiện.
Mặc dù vẫn chưa có cơ sở kết luận nhưng theo các bác sĩ, ở phụ nữ mang thai hoặc những người vừa trải qua giai đoạn sinh nở thường có khả năng mắc bệnh cao hơn người bình thường.
Nguồn bài viết:
1. Rối loạn ám ảnh nghi thức, MSD MANUAL. Theo Katharine A. Phillips , MD, Weill Cornell Medical College; Dan J. Stein , MD, PhD, University of Cape Town
2. OCD là gì? Các nguyên nhân khởi phát bệnh OCD chủ yếu?, Medlatec
Có thể là hình ảnh về 4 người và văn bản cho biết 'RỐI LOẠN ÁM ẢNH NGHI THỨC (OCD) #TâmlyFamily'