DẠY TRẺ BẰNG PHƯƠNG PHÁP BẠO LỰC?
1. Bạo lực là gì?
Bạo lực là hành vi sử dụng sức mạnh thể chất với mục đích gây thương vong tổn hại một ai đó. Bạo lực thể chất có thể là điểm tột đỉnh của các cuộc xung đột.
Có 4 loại bạo lực: Bạo lực tinh thần, bạo lực thể chất, bạo lực kinh tế và bạo lực tình dục
2. Nên hay không nên khi sử dụng phương pháp bạo lực để dạy trẻ?
Hiện nay, không ít cha mẹ và thầy cô giáo đang áp dụng một số hình thức bạo lực với trẻ em. Có hành vi bạo lực dễ dàng nhìn thấy như bạo lực thể chất: đánh, đấm, tát,...., nhưng có những hành vi bạo không phải ai cũng nhìn thấy đó chính là bạo lực tinh thần như la mắng, chửi bới, ép buộc, gây áp lực, cấm đoán...Đây là một hành vi bạo lực gây tổn thương nghiêm trọng đến sức khoẻ tinh thần của các em. Nhưng không phải cha mẹ nào cũng hiểu, có người giải thích: “ Tôi ép con học vì tôi muốn tốt cho con hay tôi cấm cháu tiếp xúc với bạn đó vì bạn đó không tốt cho con tôi”. Ở mức độ nhỏ, khi các em chưa thể hiện “cái tôi” một cách rõ ràng như trẻ nhỏ thì cha mẹ có thể bao bọc và cấm đoán, nhưng khi bước vào giai đoạn dậy thì với “cái tôi” mạnh mẽ thì các em có quyền thể hiện quan điểm, lập luận của các em về một vấn đề và người lớn cần lắng nghe cũng như tôn trọng những nhu cầu và mong muốn của các em nếu nhu cầu đó là chính đáng.
Nhiều cha mẹ nói rằng: “ Nếu nghiêm khác bằng cách đánh hay quát trẻ thì trẻ sẽ sợ và nghe lời”. Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu và phân tích hạnh nhân (amygdala), nằm ở tâm não. Chính hạch này xử lý các yếu tố gây cảm xúc và giúp chúng ta có phản ứng phù hợp trước vô số các kích thích khác nhau. Khi sợ hãi chúng ta thường có hai xu hướng “chiến hoặc biến”. Chiến là chiến đấu lại tác nhân làm mình sợ, biến là né tránh tác nhân đó. Vậy tại sao trẻ em lúc nhỏ thường chọn phương pháp “biến” mỗi lần bị cha mẹ đánh hay quát? Đó là do các em còn quá nhỏ để chống lại những tác nhân bạo lực đó, nên cách tôt nhất là các em làm theo ý của cha mẹ, vì thế phương pháp bạo lực được cho là hiệu quả với các em nhỏ, nhưng mang lại rất nhiều hậu quả sau đó như các em sẽ có xu hướng thu mình,né tránh, tự ty, hoặc hung tính..... Nhưng ở độ tuổi dậy thì cho đến khi trưởng thành, nếu gặp tác nhân bạo lực từ người thân các em thường chọn xu hướng “chiến”, vì khi đó các em có “cái tôi” mạnh mẽ, cho mình khả năng chống đối. Các em sẽ thể hiện mạnh mẽ bằng cách cãi lại, đứng yên cho đánh mà không khóc hay van xin.... Khi đó hình thức bạo lực lại trở thành một phương pháp không còn hiệu quả, các em có xu hướng bướng bỉnh, lì lợm và hành vi công kích, thách thức cha mẹ nhiều hơn.
Đối với việc học của các em, khi người giáo viên hoặc cha mẹ có sự động viên, khích lệ, khen thưởng kịp thời và phù hợp thì các em sẽ có xu hướng mạnh dạn, tự tin, cố gắng và chăm chỉ hơn so với việc đánh mắng, xúc phạm các em. Nếu là trẻ nhỏ khi bị đánh, bị la rầy vì học chưa tốt, các em sẽ thu mình, tự ty, cho rằng bản thân mình vô dụng không làm gì được, lâu dần những điều đó tự ám thị các em. Còn trẻ lớn sẽ chống đối lại bằng cách mắng lại, đánh lại, bỏ học.....
Dựa trên rất nhiều bằng chứng về tâm lý, về sinh lý..... thì chúng tôi nhận thấy sử dụng phương pháp bạo lực trong quá trình nuôi dạy trẻ em là hoàn toàn không hợp lý. Nó không những làm tổn thương các em về mặt thể chất mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển và hoàn thiện nhân cách ở các em.
TƯ VẤN TÂM LÝ FAMILY